0 - 4,050,000 đ        
0 - 4,050,000 đ        
  • 150.000 đồng/kg
    Hỗ trợ chữa sỏi thận, viên thận cấp và mã.
    Cây râu mèo hỗ trợ điều trị bệnh Sỏi thận
    1 nămtrước 8 Bình luận
    Cây râu mèo chữa bệnh sỏi thận
    Cây râu mèo, vị thuốc quý trị bệnh viêm thận cấp và mãn tính, tăng cường chức năng thận

    Giá: 150.000đ/Kg
    0978.784411 MUA THUỐC

    Bạn mắc sỏi thận, đã điều trị nhiều loại thuốc nhưng chưa khỏi

    Bạn bị suy giảm chức năng thận

    Bạn bị bí tiểu, nước tiểu vàng, tiểu rắt, khó đi tiểu

    Suy giảm chức năng thận khiến cơ thể bạn mệt mỏi, mau quên, lạnh nhạt chuyện chăn gối.

    Bạn muốn tăng cường chức năng thận, điều trị bệnh suy thận, sỏi thận

    Giải pháp nào cho bạn ?

    Hãy yên tâm vì đã có Cây râu mèo, vị thuốc quý trong dân gian giúp tăng cường chức năng đào thải của thận.

    Giá bán: 150.000đ/Kg cây râu mèo khô nguyên chất
    Tên khác

    Râu mèo còn được gọi là cây Bông bạc
    Tên khoa học

    Orthosiphon stamineus Benth. Thuộc họ hoa môi
    Khu vực phân bố

    Cây râu mèo mọc và phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, nhưng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà tây cũ, Sapa và một số tỉnh có khí hậu lạnh. ở miền nam hiện cũng có cây râu mèo, nguồn cây trong nam có là do người dân đem từ các tỉnh phái Bắc vào nhân giống trồng ở phía nam.
    Bộ phận dùng

    Y học cổ truyền dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi khô của cây râu mèo đề làm thuốc.
    Cách chế biến và thu hái

    Râu mèo là cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cây thường cao 30cm đến 50cm.

    Cây được thu hái vào tháng 9 hàng năm, khi cây bắt đầu chuẩn bị ra hoa là thời điểm thu hái tốt nhất, lúc đó cây chưa quá già, các lá đã mọc nhiều cây phát triển mạnh rất, khi thu hái vào thời gian này sẽ cho sản lượng cao nhất.

    Người dân cắt cả cây về rồi lọc lấy phần ngọn và lá cây phơi khô để làm thuốc. Hiện nay do cây râu mèo khá khan hiếm niên người dân còn tận dụng cả phần thân của cây để dùng làm thuốc.
    Thành phần hóa học

    Trong cây có hoạt chất glucozit đắng gọi là Orthosiphonin, it tan trong rượu, tan nhiều trong nước.

    Ngoài ra trong cây còn có chứa tinh dầu, một ít chất béo tanin (5-6%), đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối Kali.

    Có tác giả còn tìm thấy hoạt chất Saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza.
    Công dụng chữa bệnh

    Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận.

    Tác dụng tăng cường chức năng thận, chữa bệnh suy thận
    Tác dụng chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu
    Tác dụng lợi tiểu: Trị tiểu rắt, bí tiểu, nước tiểu vàng, tiểu đục, phù thũng
    Do có tác dụng đào thải axit uric, râu mèo còn được sử dụng để điều trị bệnh Gút.

    Đối tượng sử dụng

    Bệnh nhân suy thận
    bệnh nhân viêm thận cấp và mãn tính
    Bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu
    Bệnh nhân bị phù nề do viêm cầu thận, bí tiểu
    Bệnh nhân mắc bệnh gout

    Cách dùng, liều dùng

    Ðơn thuốc chữa bệnh sỏi thận :

    Suy thận, Viêm thận phù thũng, viêm bàng quang: Râu mèo 40g, Mã đề, Tỳ giải, Ý dĩ ( mỗi vị 30g ), sắc uống.
    Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, Chó đẻ răng cưa, Thài lài, mỗi vị 30g, sắc uống.
    Thuốc thông tiểu, trị bí tiểu, phù nề: Dùng 10gram râu mèo sắc với 750ml nước, đun cạn còn 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn cơm 30 phút (Neen uống lúc nóng )
    Bệnh gút: 20gram râu mèo, 2ogram dây gắm sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
    (Khi dùng thamkhaor ý kiến thày thuốc)
    Cây râu mèo
    Cây râu mèo
    150,000 đ
    346

  • - Trám kho cá rô (hoặc cá khác): Bỏ hạt, đập dập, xếp từng lớp trám cách cá vào nồi đất, cho tương vào nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ. Trám trắng có vị chát sẽ làm mất đi mùi tanh của cá
    - Trám trắng kho thịt: quả trám ngon nhất khi được đập dập cả hạt, cái nhân nằm dọc hạt trám sẽ ngấm ra thịt quả, rồi được kho kỹ với thịt ba chỉ… vị chua chát quyện với miếng thịt nửa nạc nửa mỡ làm miếng cơm ngon miệng hơn và đậm đà một cách giản dị. Thịt không còn quá ngấy và béo, còn quả trám lúc đó hơi chát dịu, chua chua man mát, và ngậy, cái ngậy của thịt ba chỉ và nhân trám tiết ra.
    - Trám trắng ngâm nước mắm cua. Sau khi ngâm nước nóng già, bổ quả trám, tách đôi bỏ hạt, lại ngâm vào nước tro rơm rạ. Qua một đêm vớt ra rửa sạch, đợi ráo nước đem phơi nắng nửa ngày cho tái quắt lại rồi ngâm vào nước mắm cua đậm đặc để ăn dần. Có thể để dành vài tháng sau ăn vẫn ngon.
    - Trám muối: luộc đổ nước chát, tách đôi bỏ hột, cho nước mắm ngon với ít đường ngập trám, để khoảng 5 ngày mới ăn (không dùng muối).
    - Làm mứt trám, có mùi vị đặc biệt: trám trắng nấu với đường để làm mứt trám, hương vị từa tựa như mứt chà là Iraq.
    - Ô mai trám (trộn bột gừng, cam thảo): trám trắng còn ngâm với muối, rồi phơi thành ô mai trám.
    Trám xanh Cao Bằng
    Trám xanh Cao Bằng
    70,000 đ
    1428

  • Món ăn từ quả trám đen

    - Trám đen chín om. Ðun nước sôi 70 độ C, cho trám vào om đậy kín 20 phút vớt ra, để ráo, bổ dọc quả, bỏ hạt. Khi ăn chấm muối vừng, tương gạo hoặc nước thịt kho tàu, rất bùi. Thứ quả này nếu ngâm trong nước càng nóng, càng lâu thì càng rắn; nhược bằng đem đun lâu thì nó dai như miếng cao-su. Trám chín đúng độ là cùi của nó không rắn, không nát. Người ta cũng còn dùng những mảnh trám đen trộn với xôi nếp vừa đồ chín, gọi là "xôi trám".

    - Trám đen kho thịt hay cá: phần cùi của quả trám đem kho chung với thịt ba rọi hoặc các loại cá sông sẽ có mùi vị ngon rất đặc trưng

    - Trám đen ngâm tương: mua trám về, rửa sạch vớt ra để ráo, bỏ vào một cái âu tráng men có nắp hay cái hũ sành dầy có nắp. Bỏ vào thìa muối hầm và cho nước nóng sôi và để nguội 85 độ rồi đổ ngập trám, đậy nắp; nhớ cho muối đậm đậm chút vì cho muối đậm thì nó mới hút, mới rút, mới lôi ra, kéo ra hết được cái ngon cái ngọt của trám ra cho người thọ hưởng, vài tiếng sau là ăn được. Nếu muốn làm trám ngâm tương thì bóc nhẹ món trám muối ra, rồi đem phơi vài nắng cho quắt lại (quắt vừa vừa thôi)... rồi mới đem dầm trong nước tương

    - Xôi nhân trám. Một chõ xôi vài cân gạo nếp cần có 1/3 là nhân trám. Như vậy, phải có vài rổ hạt trám mới lấy được 1 kg nhân. Để chuẩn bị có một chõ xôi nhân trám phải vo gạo nếp, ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau mới rửa hạt trám đổ ra nong, chặt hạt trám, lấy nhân. Sau khi có đủ nhân trám mới xóc cùng gạo có thêm ít muối và cho vào chõ đun nhỏ lửa. Khoảng nửa giờ sau, mùi xôi thơm là được. Xôi được đơm vào đĩa, nhìn vào bạn sẽ ngỡ là chỉ có gạo nếp không vì nhân trám cũng trắng tinh. Tuy nhiên, khi ăn, ta có cảm giác sần sật, béo lại bùi lẫn trong hạt nếp.
    Trám đen Cao Bằng
    Trám đen Cao Bằng
    180,000 đ
    2006

  • Thảo quả là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nhờ đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, thảo quả được coi là "nữ hoàng" của các loại gia vị.
    Ngoài tác dụng làm cho các món ăn thêm ngon, thảo quả còn có những lợi ích sức khỏe sau đây.

    - Tốt cho tim: Thảo quả là một nguồn cung cấp khoáng chất như kali, canxi và magiê... rất phong phú. 100g thảo quả có chứa tới 1119mg kali. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

    - Bổ máu: Thảo quả cũng là một nguồn tuyệt vời của sắt. 100g thảo quả có chứa 13,97mg sắt (tương đương 175% lượng sắt bạn cần mỗi ngày). Sắt là chất cần thiết trong việc hình thành tế bào máu và sự trao đổi chất của các tế bào. Kết hợp với các dưỡng chất khác như kali, magiê... thảo quả được coi là chất góp phần sản xuất các tế bào máu đỏ.

    - Phòng chống ung thư: Một nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Chittaranjan ở Ấn Độ cho thấy uống nước pha từ thảo quả có tác dụng ức chế sự tăng trưởng, thậm chí tiêu diệt các tế các tế bào gây ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột bạch Thụy Sĩ, tuy nhiên, các kết quả được khuyến khích để nghiên cứu sâu hơn với các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.

    - Làm giảm huyết áp: Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu thuốc tại trường Cao đẳng Y tế RNT ở Ấn Độ cho thấy rằng thảo quả có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao. Uống 3g thảo quả mỗi ngày trong 12 tuần làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình. Các kết quả của nghiên cứu này được khuyến khích cho việc sử dụng thảo quả để giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

    - Ngăn ngừa đông máu: Một nghiên cứu được thực hiện bởi WJ Suneetha cho Cục Hóa sinh và dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Công nghệ Thực phẩm Trung ương Ấn Độ cho thấy thảo quả có chứa một số thành phần bảo vệ và ngăn chặn các máu vón cục và nguy cơ hình thành cục máu đông. Thảo quả có tác dụng này là bởi vì nó có thể chống lại sự kết tập tiểu cầu, mà kết tập tiểu cầu lại chính lại là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành cục máu đông.

    - Lợi tiểu: Một nghiên cứu được thực hiện bởi AH Gilani cho Bộ Khoa học sinh học và y sinh tại Đại học Aga Khan ở Pakistan xác nhận rằng, thảo quả thúc đẩy việc đi tiểu, tăng lượng nước tiểu từ thận để loại bỏ các chất dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột thí nghiệm, tuy nhiên, kết quả rất đáng khích lệ cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.

    - Giảm sự đầy hơi: Thảo quả có tác dụng làm giảm nước và không khí trong cơ thể, từ đó giúp giảm tình trạng đầy hơi, trướng bụng. Ăn tỏi, hành tây là một nguyên nhân có thể làm tăng lượng không khí và nước trong cơ thể và làm cho bạn khó chịu ở bụng. Để giảm tình trạng này, bạn nên ăn cùng với thảo quả.

    - Tránh được tình trạng ợ nóng: Loại thảo dược này kích thích việc sản xuất mật và làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày. Từ đó, nó có tác dụng chống lại nguy cơ bị ợ nóng.

    Thảo quả
    Thảo quả
    Liên hệ
    71

  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm